Một số ví dụ về lạm phát cao Siêu_lạm_phát

Một số quốc gia từng có tỷ lệ lạm phát cao, nhưng tốc độ chưa đạt đến định nghĩa về siêu lạm phát của Gregory N. Mankiw: tỷ lệ lạm phát mỗi tháng trên 50% thì được gọi là siêu lạm phát.

Iraq

Giữa năm 1987 và 1995, đồng dinar của Iraq đã mất giá nghìn lần, từ tỷ giá chính thức 0,306 dinar đổi 1 đôla Mỹ (hoặc 3,26 đôla Mỹ đổi 1 dinar, mặc dù tỷ lệ trên chợ đen được cho là thấp hơn đáng kể) xuống còn 3.000 dinar đổi 1 đôla Mỹ do chính phủ in ấn tiền mặt quá mức. Nó tương đương với một tỷ lệ lạm phát trung bình năm lên tới 306% trong giai đoạn này.[44]

Mexico

Mặc dù giá dầu đã có giai đoạn tăng "nóng" vào cuối những năm 1970 (México chuyên sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ), Mexico vẫn vỡ nợ (nợ nước ngoài) vào năm 1982. Hậu quả là dòng vốn liên tục tháo chạy khỏi Mexico và nước này phải gánh chịu siêu lạm phát cùng sự mất giá của đồng peso. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Mexico đã ra mắt đồng tiền mới, đồng nuevo peso ("peso mới" hay MXN), bỏ đi 3 chữ số 0 trong tờ tiền peso cũ, một tỷ lệ lạm phát lên tới 100.000% trong nhiều năm diễn ra khủng hoảng. (Tỷ lệ đổi tiền là 1.000 peso cũ đổi 1 peso mới.)

Ai Cập (thuộc La Mã)

Tại Ai Cập (lúc bấy giờ đang chịu sự thống trị của Đế chế La Mã), nơi mà một số tài liệu và giá cả vẫn còn được lưu giữ lại cho đến ngày nay, giá của 1 kg lúa mì là 200 drachmae vào năm 276, và tăng lên đến hơn 2.000.000 drachmae vào năm 334, một tỷ lệ lạm phát lên đến 1.000.000% trong thời gian 58 năm.[45]

Mặc dù giá cả tăng hơn 10.000 lần trong thời gian trên, nhưng do thời gian kéo dài tới 58 năm, nên tỉ lệ lạm phát bình quân hằng năm chỉ có 17,2% mỗi năm.

Romania

Romania đã từng có giai đoạn lạm phát phi mã vào cuối những năm 1990. Mệnh giá cao nhất ở nước này vào năm 1990 là 100 lei và năm 1998 là 100.000 lei. Năm 2000 mệnh giá này là nửa triệu lei. Năm 2005 con số này là 1 triệu lei. Lạm phát ở Romania năm 2005 là 9%.[46] Vào tháng 7 năm 2005 đồng lei cũ đã bị thay thế bởi đồng leu mới theo tỉ lệ 10.000 lei cũ đổi 1 leu mới. Tháng 7 năm 2005 mệnh giá cao nhất ở Romania là 500 leu (= 5.000.000 lei cũ).

Việt Nam

Thời kỳ 1954 - 1975, ở miền Nam Việt Nam từng diễn ra một số đợt lạm phát rất cao do cung tiền tăng quá nhanh (Mỹ đổ tiền viện trợ quá nhiều cho chính phủ Sài Gòn). Từ cuối năm 1973 đến cuối năm 1974, khủng hoảng kinh tế do Mỹ cắt giảm viện trợ đã khiến lạm phát trong riêng năm này ở miền Nam Việt Nam đã đạt tới trên 200%.

Cuối năm 1985, sai lầm về tổng điều chỉnh giá - lương - tiền đã khiến Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát phi mã. Siêu lạm phát xuất hiện liên tục từ năm 1985 đến 1988, với tỉ lệ lạm phát từ 300% đến 800% mỗi năm. Năm 1986, tỷ lệ lạm phát lên đến 774,7% khiến kinh tế rối loạn. Siêu lạm phát vẫn tiếp diễn trong 2 năm sau đó (năm 1987: 323,1%; năm 1988: 393%). Đến năm 1989, lạm phát mới xuống dưới 100% và Việt Nam mới thoát khỏi lạm phát.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Siêu_lạm_phát http://howfiatdies.blogspot.com/2013/09/hyperinfla... http://www.businessinsider.com/7-gasoline-thanks-b... http://www.dailynk.com/english/market.php http://economictimes.indiatimes.com/Zimbabwe_issue... http://www.latimes.com/news/local/valley/la-tr-phi... http://af.reuters.com/article/topNews/idAFKBN0JN1J... http://www.sammler.com/coins/inflation.htm http://www.thezimbabweindependent.com/index.php?op... http://www.zimbabweanequities.com/ http://www.zimbabwesituation.com/nov14_2008.html#Z...